Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Trà xanh

TRÀ XANH

LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA VIỆC UỐNG TRÀ XANH MỖI NGÀY

Một chén trà mỗi ngày không những giúp bạn nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường sinh lực mà còn phòng chống bệnh tật.

1. Đào thải độc tố
Trà xanh cũng giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể. Trà xanh cũng là một thuốc lợi tiểu và giúp làm giảm khả năng tích nước. Tác dụng lợi tiểu của trà xanh đã được sử dụng nhiều thế kỷ giúp thải chất lỏng dư thừa ra ngoài cơ thể. Duy trì uống trà xanh hằng ngày giúp ngăn chặn sự tích nước trong cơ thể.
2. Lợi tiểu, giảm huyết áp
Uống trà xanh giúp lợi tiểu và giảm sung, ức chế sự hấp thu của tiểu quản thận, kích thích trung khu vận động của huyết quản, gia tăng độ lọc của thận, từ đó có tác dụng lợi tiểu. Ngoài ra, hóa chất hỗn hợp trong trà còn có tác dụng tốt trong việc giảm huyết áp, những bệnh nhân cao huyết áp rất thích hợp uống trà đậm vừa phải.
3. Giảm stress
Các thiamine trong trà xanh đã được chứng minh để tạo ra một tác dụng làm dịu bớt căng thẳng. Nếu bạn cảm thấy quá căng thẳng bạn có thể uống thử một tách trà và cảm nhận sự khác biệt. Trà xanh khử chất caffein và bạn có thể uống trà xanh thay thế cafe.

4. Chống lão hóa

Rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng mình trà xanh có tác dụng chống lão hóa nhờ các chất vitamin và amino acids khác nhau. Do vậy, uống trà xanh thường xuyên có thể phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin A, C và B... Uống trà một thời gian dài có ích cho việc phòng chống bệnh và kéo dài tuổi thọ ở người cao tuổi. Tại Nhật Bản, những người thích trà đạo thường sống thọ và sắc mặt hồng hào.
5. Tốt cho trẻ nhỏ
Không chỉ có tác dụng với người lớn, trà xanh còn có tác dụng với cả trẻ nhỏ. Nếu mỗi ngày, bạn cho trẻ uống 2 - 3 ly (0,5 - 2g trà/ly), uống vào buổi sáng và uống khi còn ấm có thể bổ sung vitamin, đường và chất fluoride cho cơ thể.
Trà còn có thể chống chứng biếng ăn, tốt cho việc tiêu hóa, giúp trẻ nhỏ thanh nhiệt cơ thể. Hàm lượng fluoride trong trà khá cao, cho trẻ uống với liều lượng thích hợp, khuyến khích thói quen dùng trà súc miệng, không chỉ giúp chắc xương mà còn có thể ngừa sâu răng. Ngoài ra, dùng những chén trà xanh thật đặc, khi còn nóng thả vào vài viên đá để kết tủa tannic acid và dùng nước trà rửa mặt hoặc tắm cho trẻ sẽ làm cho làn da của trẻ mịn màng hơn.

6. Giảm cân
Trà xanh có công dụng giúp tiêu hóa tốt và làm tan mỡ, có thể giúp ích trong việc giảm cân. Đó là vì chất caffeine trong trà giúp làm tăng lượng tiết ra của dịch dạ dày, giúp tiêu hóa nhanh, tăng cường khả năng phân giải mỡ thừa. Các vitamin trong trà giúp giảm bớt mỡ thừa trong cơ thể. Tuy nhiên hiệu quả của nó thì mỗi người mỗi khác, mỗi người có sự thích ứng của riêng mình.
9 điều kỵ khi uống trà:

- Không uống trà khi đói bụng
- Không uống trà quá nóng
- Không uống trà lạnh
- Không nấu trà quá lâu
- Không nấu trà nhiều lần
- Không uống trà trước khi ăn
- Không uống trà ngay sau khi ăn
- Không uống thuốc bằng nước trà
- Không uống trà để qua đêm
Cách bảo quản trà
- Cất trà ở những nơi cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, cách mặt đất tối thiểu 50cm.
- Không để chung trà cùng các hàng hóa có mùi như: mỹ phẩm, thuốc lá, xà phòng nước mắm, cá khô, long não...
- Không mở túi/hộp trà nhiều lần, nhất là trong những ngày thời tiết nồm ẩm. Không dùng tay lấy trà trực tiếp trong túi/hộp đựng bởi hơi ẩm, mồ hôi từ tay sẽ làm biến chất lượng trà còn lại.

Dù vậy trà xanh cũng có ít nhiều tác dụng phụ

Có thể gây thiếu máu
Các catechin có trong trà xanh có thể khiến bạn bị thiếu máu do thiếu sắt. Nếu thích uống trà xanh, bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C để giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Có thể ảnh hưởng đến thai nhi
Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, không nên uống đến tách trà thứ 2 trong ngày. Một ly trà xanh có chứa khoảng 200 mg caffeine. Nếu uống nhiều hơn, có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Caffeine cũng đi qua sữa mẹ và có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh trong thời kỳ đang bú sữa mẹ.
Khiến dạ dày khó chịu
Bạn nên giới hạn số lần uống trà xanh chỉ khoảng 2-3 lần một ngày. Cũng không nên uống trà xanh khi dạ dày bạn trống rỗng bởi điều này sẽ làm tăng axit dạ dày, gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn và nôn.
Tương tác với một số loại thuốc
Thuốc kích thích chức năng của hệ thần kinh không nên sử dụng cùng với trà xanh. Các caffeine trong trà xanh tăng tốc độ hoạt động của hệ thần kinh và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng như chóng mặt, tăng huyết áp, tăng nhịp tim.
Trà xanh chứa caffeine
Một tách trà xanh có chứa khoảng 24-45 mg caffeine. Hàm lượng caffeine trong trà xanh ít hơn so với cà phê, nhưng nếu uống trà 4-5 lần một ngày có thể gây ra nhiều loại bệnh như: Bệnh tiểu đường, tiêu chảy, táo bón, mất ngủ, hội chứng ruột kích thích (IBS), tăng nhịp tim, chứng run..
Có thể gây bệnh loãng xương
Loãng xương là một tình trạng gây ra sự suy yếu của xương do thiếu canxi. Trà xanh ức chế việc sử dụng canxi của cơ thể, làm cho bạn dễ bị loãng xương.

Các thành phần dinh dưỡng trong trà gồm có axit amin, vitamin, chất khoáng, hydratcarbon, protid và lipid.
a. Axit amin
Thành phần chủ yếu của tổ chức tế bào con người là protid; trong đó axit amin là đơn vị cấu thành của protid. Có tới 25 loại axit amin trong cơ thể con người, trong đó có 8 loại mà cơ thể con người không thể tổng hợp được, phải dựa vào nguồn thức ăn bổ sung bên ngoài.
Hàm lượng axit amin tự do trong trà là 2-5%. Axit amin có tác dụng sinh lý tốt với con người như trợ tim, lợi tiểu, nở giãn huyết quản…
b. Vitamin
Vitamin là một hợp chất hữu cơ rất cần thiết cho quá trình trao đổi vật chất trong cơ thể con người. Đó là một loại coenzym tham gia thành phần dinh dưỡng như protid, lipid, glucid. Tuy cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng con người không thể tự tạo ra được mà cần phải lấy bổ sung từ thực phẩm cung cấp bên ngoài.
Trong lá chè tươi có nhiều loại vitamin hòa tan trong lipid và vitamin hòa tan trong nước. Vitamin hòa tan trong lipid (như A1, A2, D1, D2, D3, D4, K1, K2) và vitamin hòa tan trong nước như (như B1, B2, B6, B12, PP, pantotenic, C, P). Đối với các loại vitamin hòa tan trong nước, khi hãm trà với nước sôi, có thể chiết xuất tới 80% vitamin.
* Vitamin C
Hàm lượng vitamin C (hay ascorbic axit) có nhiều trong trà; 100g trà khô có 100-500mg vitamin C, cao hơn chanh, dứa, táo và cam quít. Vitamin C rất dễ bị phân giải bởi các chất oxy hóa khử, đặc biệt ở nhiệt độ cao và khi có khim loại nặng như Cu [đồng], Fe [sắt]; trong công đoạn lên men và sấy khô của quá trình chế biến trà đen bị phá hủy nhiều; trà xanh bị phá hủy ít nên có nhiều vitamin C hơn trà đen.
Vitamin C có tác dụng cầm máu, thúc đẩy oxy hóa lipid, bài tiết cholesterol cho nên chống được bệnh cao huyết áp và xơ cứng động mạch. Vitamin C còn tham gia quá trình oxy hóa khử trong cơ thể người, xúc tiến tác dụng giải độc, có lợi cho việc bài tiết kim loại ra ngoài cơ thể. Vitamin C gây trở ngại cho quá trình hình thành u căng xe; nếu thường xuyên uống trà có thể làm chậm quá trình phát triển u căng xe cơ thể. Hàm lượng vitamin Ccaanf thiết cho người lớn là 60mg/ngày; cho nên chỉ cần uống 3-4 chén trà/ngày là đủ nhu cầu.
* Vitamin B trong lá chè có nhiều loại; tác dụng, hàm lượng và nhu cầu của mỗi loại đối với cơ thể con người đều khác nhau.
Vitamin B1 (Thianin) có tác dụng duy trì cơ năng thông thường trằng cách thúc đẩy trao đổi vật chất của hệ thống thần kinh, tim phổi và tiêu hóa; giảm chứng bị viêm thần kinh, phòng ngừa tối loạn nhịp tim phổi và dạ dày. Trong 100g trà có 150-160mg vitaminB1; nhu cầu cần thiết hàng ngày của con người là 1700mg vitamin B1, 1 chén trà có 4,5-18mg vitamin B1; 5 chén trà uongs mỗi ngày mới đảm bảo 1,3-1,5 nhu cầu vitamin B1.
Vitamin B2 còn gọi là vitamin G, là riboflavin hạch hoàng tố, thường thiếu trong thành phần dinh dưỡng hàng ngày; thiếu vitamin B2 ảnh hưởng đến oxy hóa vật chất trong cơ thể người; thiếu vitamin B2 thường biểu hiện ở mắt, chỗ tiếp giáp nhau của da và niêm mạc; do đó vitamin B2 có tác dụng phòng trị viêm giác mạc, viêm da, viêm giác mạc miệng. Trong 100g trà có 1300-1700mg vitamin B2, cao hơn đỗ tương 5 lần, cao hơn gạo và dưa hấu 20 lần. Con người cần 1800mg/ngày; uống 5 chén trà/ngày mới cung cấp 11-14% nhu cầu vitamin B2.
Vitamin B3 (vitamin PP), thiếu nó trong cơ thể làm cho hàm lượng coenzym trong cơ bắp giảm rõ rệt và bị bệnh.
Vitamin B11 còn gọi là folic axit, có tác dụng dự phòng máu thiếu Fe [Sắt]. 100g trà khô có 50-80mg B12; uống 5 chén trà/ngày mới đảm bảo 2,5-4,0% vitamin B12 nhu cầu cơ thể người/ngày.
Vitamin P1 duy trì tính thẩm thấu của tế bào và vi huyết quản, chống albumin thẩm thấu vào huyết quản, giảm xuất huyết mao quản, tăng tính đàn hồi của huyết quản và chống cao huyết áp.
Vitamin tan trong lipid: Gồm có A, D, E, K… Trong đó vitamin E thúc đẩy chức năng sinh sản tế bào, chống oxy hóa, có hiệu quả trẻ hóa con người. 100g trà có 57-70mg vitamin E; vitamin K có tác dụng cầm máu.
c. Chất Khoáng


Chất khoáng là những chất không thể thiếu của cơ thể con người; có loại tham gia cấu tạo các mô tế bào và cơ xương; có loại tham gia việc duy trì tính thẩm thấu bên trong, sự cân bằng axit-bazo và sự trao đổi chất trong cơ thể. Trong trà có tới hơn 40 khoáng chất, bao gồm những nguyên tố đa lượng như K, Ca, Na, P, Mg, Cl và nguyên tố trung và vi lượng như Si, Fl, Al, Cd, Fe, Mn, Co, Zn, Se, As, Mo…
Muốn xác định thành phần khoáng chất trong chè phải xác định các thành phần trong chất tro của chè. Chất tro là phần vật chất còn lại sau khi nung chè ở nhiệt độ cao 500-600°C. Chất tro chia thành 2 nhóm, hòa tan và không hòa tan trong nước. Nhóm không hòa tan trong nước lại chia thành 2 nhóm nhỏ, hòa tan và không hòa tan trong axit HCl pha loãng.
Đó là một chỉ tiêu chất lượng chè thường xuyên phải phân tích. Hàm lượng tro trong chè biến đổi theo độ non già búp chè, thời kỳ sinh trưởng, giống chè… Trong búp chè có 4-5% tro, trong trà khô có 5-6% tro trong trà sản phẩm. Tổng lượng chất tro cao là chè xấu và mức độ vệ sinh công nghiệp kém.
– Kali hàm lượng cao nhất là 1,5-2,5%. Kali là chất cation chủ yếu trong tế bào chè; có tác dụng trọng yếu trong trao đổi vật chất, áp suất thẩm thấu và cân bằng huyết dịch.
– Selenium (GSH-PX) là một thành phần không thể thiếu trong thành phần tổ chức mô tế bào. Có tác dụng kích thích sản sinh tính miễn dịch protid và kháng thể, tăng cường tính đề kháng với bệnh tât, có tác dụng nhất định với bệnh tim. Hàm lượng trà xanh Tử Dương Thiển Tây tương đối cao đạt tới 1,5-3,8ppm. Tuy nhiên, uống trà có hàm lượng Se quá cao có thể gây nên rụng lông.
– Zn thông qua sự hình thành của RNA và DNA trực tiếp ảnh hưởng đến sự hợp thành của axit cucleic và protid. Nếu thiếu Zn thì sinh trưởng phát duchj của nhi đồng và thanh thiếu niên bị chậm lại. Hàm lượng Zn của các khu vực sản xuất chè Trung Quốc không đồng nhất. 1g trà không có 35-50mg Zn; trà xanh là 41,4, trà đen là 39,3, trà Ô long là 37,3mg Zn.
– Fluor là môi giới chủ yếu của kết cấu xương; có tác dụng phòng trị tốt đối với bệnh răng và bệnh loãng xương. Hàm lượng Fl trong chè tương đối cao (trên 100ppm), thùy loại trà, theo thứ tự cao đến thấp sau đây: Hắc trà, Ô long trà, trà đen, trà xanh. Thiếu Fl dễ mắc bệnh khắc sơn (Parkinson) và ung thư đại tràng. Fl có nhiều trong trà gạch ép bánh, là một loại trà yêu thích của các dân tộc thiểu số vùng Tây Tạng, Tân Cương, Cam Túc, Nội Mông Cổ. Các vùng này phần lớn nằm tại cao nguyên, lấy chăn nuôi súc mục làm nghề chính; trong kết cấu khẩu phần lương thực với một hàm lượng lớn là thịt và sữa, có nhu cầu uống trà gạch hàng ngày để phân giải lipid, hỗ trợ tiêu hóa và bổ sung vitamin. Do đó trà gạch(bánh) đã trở thành một nhu yếu phẩm phải có trong sinh hoạt hàng ngày của dân tộc thiểu sống vùng biên cương. Nhưng quá nhiều Fl lại gây bệnh Fluorosis ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Calcium: Hàm lượng Ca trong trà xanh là 1,4-3,3mg, trà đen là 2,9-6,6mg/g trà khô.
– Magie trong trà xanh là 1,2-2,4mg, trà đen là 1,2-2,3mg/g trà khô.
– Fe trong trà xanh là 80-260mg, trà đen là 100-290mg/g trà khô.
– Mangan trong trà xanh là 0,2-1,1mg, trà đen là 0,25-1,3mg/g trà khô.
Mỗi ngày uống 5-6 chén trà thì đảm bảo ±45%, 25% và 10% nhu cầu về mangan, kali, Se và Zn.
d. Các loại glucid (hydratcarbon)
Glucid là loại vật chất dinh dưỡng chủ yếu của con người, để duy trì ổn định giữ nhiệt độ cơ thể. Glucid là nhóm hợp chất hữu cơ quan trọng và phổ biến trong thực vật. Hàm lượng glucid chiếm tới 85-9-% trong nhiều thực vật, nhưng trong lá chè thấp, không vượt quá 20% trọng lượng chất khô, thuộc loại nước uống ít đường thích hợp người mắc bệnh đái tháo đường.
Glucid là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng trong tế bào thực vật và có tác dụng chống rét, chống bệnh. Glucid trong cây chè phân loại thành hai nhóm lớn:
– Glucid đơn giản hay monosacarid (như đường bồ đào, glucose).
– Glucid phức tạp hay polysaccarid, do nhiều phần tử monosaccarid kết hợp với nhau thành mạch dài có trọng lượng phân tử lớn; nhóm này không tan trong nước hoặc tạo thành dung dịch keo (như tinh bột, cellulose).
– Hàm lượng glucid hòa tan trong nước tăng theo tuổi lá chè; hàm lượng glucid không tan nhiều hơn trong trà xấu.

– Các loại glucid (đường) hòa tan rất ít, còn các loại không hòa tan thì nhiều hơn. Đường hòa tan trong chè tuy ít nhưng có giá trị lớn trong việc điều hòa vị chè và tham gia trong quá trình caramen hóa dưới tác dụng của nhiệt độ, để tạo thành hương thơm vị ngọt(mùi thơm cốm nổi lên trong khi sao chè, hay mùi hương đọng lại trong chén uống trà). Đường khử tác dụng với catechin hay với axit amin (phenylalanin) trong quá trình lên men hay nhiệt học, tạo nên màu nâu sáng hay vàng rơm và mùi hoa quả.



Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo


Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com
http://www.tribenhthongminh.vn

Không có nhận xét nào: