LỢI ÍCH CỦA QUẢ CÀ CHUA
Làn
da sáng mịn, mái tóc óng mượt, trái tim khỏe mạnh,…là một trong những lợi ích
tuyệt vời mà cà chua mang lại cho sức khỏe. Với 10 lợi ích sức khỏe sau đây bạn
sẽ thấy cà chua không thua gì thần dược.
Điều làm nên sức hấp dẫn của ca chua đối với sức khỏe là chất
lycopene. Lycopene là một loại chất chống oxy hóa và có rất nhiều trong cà
chua. Lycopene là loại chất cơ thể không thể tự tạo ra được mà chỉ có thể bổ
sung thông qua đường ăn uống. Với lycopene, cà chua trở thành nguồn
thực phẩm tuyệt vời giúp
cơ thể chống lại bênh ung thư và một số loại bệnh khác. Một ly nước
ép cà chua mỗi ngày là sự bổ sung hoàn hảo để bạn chăm sóc sức khỏe của mình.
1.
Cà chua và làn da
Chất chống oxy hóa có trong cà chua là thành phần chủ yếu có trong các sản phẩm sữa rửa mặt. Các chất oxy hóa này giúp tẩy tế bào chết và phục hồi các tế bào bề mặt, từ đó chúng làm sáng da và mang lại cho bạn khuôn mặt rạng rỡ. Đắp vài lát cà chua lên da trong vòng 10 phút là bạn sẽ thấy ngay tác dụng của nó đối với làn da. Bên cạnh đó, nước ép cà chua là phương thuốc tự nhiên giúp trị mụn trứng cá và làm se khít lỗ chân lông.
2. Cà chua và xương
ợng canxi và vitamin K dồi dào trong cà chua giúp hình thành và
giúp xương chắc khỏe. Lợi ích này thấy rất rõ khi bổ sung cà chua vào chế độ ăn
của trẻ. Khi gãy xương, ăn nhiều cà chua là cách rất tốt giúp xương mau liền.
3. Cà chua và máu
Vitamin A, vitamin C và beta-carotene có
trong cà chua hoạt động như các chất chống oxy hóa trong máu làm sạch các gốc
tự do gây tổn hại đến máu. Cà chua càng đỏ càng chứa nhiều beta-carotene, một
loại chất đặc biệt cần cho máu. Bên cạnh đó, cà chua còn chứa nhiều vitamin K,
loại vitamin cần thiết giúp ngăn ngừa xuất huyết.
4. Cà chua và
gan
Một trong những
lợi ích sức khỏe của cà chua mới được phát hiện gần đây là ngăn chặn hiện tượng
tắc nghẹn của gan. Vì vậy, cà chua giúp phòng tránh bệnh xơ gan. Thành phần hóa
học có trong nước ép cà chua là liều thuộc tự nhiên giúp hòa tan sỏi mật từ
gan, một căn bệnh khá phố biến hiện nay. Do đó, bổ sung cà chua đủ lượng là
cách tuyệt vời để những người hay uống rượu giảm bớt các tác hại xấu của rượu.
5. Cà chua và
tóc
Cà chua chứa rất nhiều vitamin A dưỡng chất giúp mái tóc khỏe mạnh và bóng đẹp. Các chuyên gia da liễu thường sử dụng các loại chất chiết xuất từ cà chua để ngăn ngừa hiện tượng tóc gãy rụng và phục hồi sự tăng trưởng cho tóc. Điều trị rụng tóc là một trong những tác dụng của cà chua được cả nhân loại biết đến từ rất lâu.
6. Cà chua và
trái tim
Cà chua chứa
nhiều vitamin B, kali giúp giảm lượng cholesterol xấu căn nguyên gây nên các
bệnh liên quan đến huyết áp. Vì vậy, cà chua rất hữu ích trong việc ngăn ngừa
đột quỵ, đau tim và các biến chứng về tim khác.
7. Cà chua và
thận
Các thành phần hóa học có trong cà chua
giúp “hòa tan” sỏi mật, từ đó ngăn ngừa tình trạng hình thành sỏi trong thận.
Cà chua có tác dụng lớn trong việc thanh lọc máu, do đó mà nó giảm tải cho thận
và giúp thận hoạt đông tốt hơn.
8. Cà chua giảm
các tác hại của thuốc lá
Cà chua không
thể giúp bạn cắt cơn thèm thuốc lá hay giúp bạn bỏ thuốc nhưng nó lại có tác
dụng rất lớn trong việc giảm các tác hại của thuốc. Hút thuốc lá tạo ra các
chất gây ung thư trong máu, căn nguyên gốc rễ của hầu hết các bệnh do nicotine gây ra. Trong cà chua có chứa nhiều axit
coumaric và axit chlorogenic là những thành phần bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của
chất gây ung thư.
9. Cà chua và mắt
Vitamin A là nguồn dinh dưỡng giúp duy trì và cải thiện thị lực, vì vậy ăn cà chua sẽ giúp bạn có một đôi mặt khỏe mạnh. Ăn cà chua thường xuyên là cách để bạn có được tầm nhìn tối khi trời tối.
10. Cà chua mang
lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường
Một lợi ích sức
khỏe tuyệt vời nữa của cà chua đến từ chromium. Chromium giúp giảm lượng đường
trong máu, từ đó giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát được bệnh của mình. Đối
với những người bị bệnh tiểu đường thì việc bổ sung cà chua vào chế độ ăn hàng
ngày là điều cần thiết.
DINH DƯỠNG CÓ TRONG CÀ CHUA
Cung cấp nhiều vitamin và muối khoáng
DINH DƯỠNG CÓ TRONG CÀ CHUA
Cung cấp nhiều vitamin và muối khoáng
Theo bảng phân tích thành phần hoá học của Viện vệ sinh dịch tễ ( Bộ Y tế), trong 100g cà chua có 94g nước, 0,6g protit, 4,2g gluxit, 0,8g xenlulô, 0,4g tro, 12mg canxi, 26mg photpho, 1,4mg sắt, các loại vitamin caroten, vitamin B1, B2. PP, C... cung cấp được 20kcal.
Quả cà chua chín có màu đỏ tươi tạo màu đẹp và sự ngon miệng cho các món ăn. Màu đỏ này còn cho thấy hàm lượng vitamin A thiên nhiên trong cà chua cao, trung bình chỉ cần 100g cà chua chín còn tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hằng ngày về vitamin A, cũng như các vitamin B6, vitamin C. Ngoài ra còn có các vitamin B1, B2, PP...
Các chất khoáng vi lượng có trong cà chua như canxi, sắt, kali, photpho, magnesium, lưu huỳnh, nickel, cobalt, iôt, các axit hữu cơ dưới dạng muối citrat và tuỳ theo môi trường trồng, trong cà chua có thể có cả đồng, molibden. Chính nhờ các yếu tố này, cà chua được coi là một thức ăn giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Chống lão hóa, ngừa ung thư
Sắc tố lycopen trong cà chua hiện đang được đánh giá cùng với bêta - caroten là những chất chống oxy hoá mạnh, vừa ngăn chặn tế bào ung thư, vừa chống sự hình thành các cục máu đông trong thành mạch.
Cùng với tuổi tác, các gốc tự do nội sinh và ngoại sinh trong cơ thể sẽ phá huỷ các DNA và RNA là những phần tử di truyền của tế bào, tạo nên đột biến gen gây ung thư, đồng thời phá huỷ các tế bào, làm suy yếu các cơ quan dẫn đến bệnh tật và già nua. Vitamin A, nhất là vitamin A dưới dạng thiên nhiên bêta-caroten có tác dụng tích cực trong phòng chống hiện tượng này.
Qua thống kê nghiên cứu, người ta thấy nguy cơ vỡ mạch máu não ở những người ăn nhiều rau quả chứa vitamin A thiên nhiên thấp hơn hẳn những người ít ăn những thực phẩm này. Đó là nhờ vitamin A giúp ngăn ngừa tích luỹ cholesterol trên thành mạch nên tránh được nguy cơ vỡ mạch máu não. Như vậy, cà chua với bêta - caroten và lycopen sẽ góp phần làm chậm sự lão hoá và phòng ngừa ung thư.
KHÔNG NÊN DÙNG CÀ CHUA
TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP SAU
Cà chua được xem là một
thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Cà chua giúp phòng ung thư, tốt cho người viêm thận, bảo vệ tim mạch,... Tuy
nhiên, khi ăn cà chua, cần đặc biệt lưu ý những điều dưới đây để tránh gây hại
cho sức khỏe.
Bệnh nhân đau dạ dày: Người bệnh
viêm dạ dày, bệnh đại tràng cấp tính không nên ăn cà chua để tránh làm bệnh
tăng thêm. Không được ăn cà chua bị ủng, nát để phòng chống bị ngộ độc.
Lượng a-xít hữu cơ trong cà chua
sống tương đối lớn, có thể gây co thắt túi mật. Vì vậy, người bị bệnh sỏi mật
không nên áp dụng các bài thuốc từ cà chua.
Bệnh nhân mắc bệnh phong: Trong cà
chua có một lượng nhỏ purin nên những người bị thống phong (bệnh gút) cần
thận trọng, cần được thầy thuốc chuyên khoa tư vấn khi muốn sử dụng.
Không ăn cà chua sống và dưa chuột
cùng lúc: Tại sao không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc?
Lý do là bởi vì dưa chuột chứa một
loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau
khác. Cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C.
Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với
nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme
catabolic trong dưa leo.
Không nên ăn cà chua khi bạn uống
thuốc chống đông máu: Cà chua chứa rất nhiều vitamin K.
Tác dụng chính của vitamin K là
xúc tác cho sự tổng hợp của prothrombin và coagulin trong gan.
Vì vậy, nếu bạn ăn cà chua khi
dùng thuốc chống đông, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc này.
Không ăn cà chua lúc đói: cà chua
chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic và các thành phần khác.
Vì vậy, nếu ăn cà chua lúc đói,
những chất này có thể dễ dàng phản ứng với a-xít làm hình thành các cục không
hòa tan, gây khó chịu cho dạ dày.
Nếu ăn cà chua lúc đói có thể gây
ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc.
Không nên đun cà chua quá kĩ: Nếu
đun cà chua ở nhiệt độ cao quá lâu hoặc đun đi đun lại nhiều lần thì sẽ làm
mất đi các vitamin và làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong cà chua.
Vì vậy, không nên đun cà chua quá
lâu để giữ lại được các chất dinh dưỡng bạn nhé!
Không ăn cà chua xanh: Ăn cà chua
lúc chưa chín là một sai lầm lớn vì bạn có thể sẽ bị ngộ độc
Bởi trong cà chua chưa chín có
chứa số lượng lớn hợp chất có tên 'alkaloid' dễ gây ngộ độc thực phẩm.
Khi cà chua chín, các chất độc hại
trong cà chua sẽ giảm dần và hết khi cà chua chín đỏ.
Vì vậy, với những quả cà chua chưa
chín, tuyệt đối không nên ăn.
Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn
nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm
chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét