NHỮNG
LỢI ÍCH THIẾT THỰC CỦA QUẢ CAM
Cam là loại quả rất giàu chất chống oxy hóa và chất phytochemical. Theo các nhà
khoa học Anh: “Bình quân trong một trái cam có chứa khoảng 170 mg
phytochemicals bao gồm các chất dưỡng da và chống lão hóa”.
Quả cam là loại quả được yêu thích và có lợi cho cả người khoẻ mạnh cũng như
bệnh nhân. Cam giúp giải nhiệt, thoả cơn khát cho người có cường độ vận động
cao, tăng cường hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch của cơ thể. Những người ăn nhiều
cam, quýt có tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư như: ung thư phổi và dạ dày… rất
thấp.
GIÁ
TRỊ DINH DƯỠNG TRONG QUẢ CAM
Mỗi 100 gr quả cam có chứa 87,6 g nước, 1.104 microgram Carotene
– một loại vitamin chống oxy hóa, 30 mg vitamin C, 10,9 g chất tinh bột, 93 mg
kali, 26 mg canxi, 9 mg Magnesium , 0,3 g chất xơ, 4,5 mg natri, 7 mg Chromium,
20 mg phốt pho, 0,32 mg sắt và giá trị năng lượng là 48 Kcal.
LỢI
ÍCH TRỊ BỆNH TỪ CAM
Trị cảm lạnh:
Khi bạn đang bị cảm lạnh, hãy uống một cốc nước cam nóng sẽ giúp
cơ thể giảm mệt mỏi, ngăn ngừa tình trạng sổ mũi.
Trị sốt, cúm:
Nước ép của quả cam tốt cho bất kỳ bệnh sốt nào như cúm, thương
hàn vàng da… vv
Trị viêm phế quản và hen suyễn:
Mật ong, muối và nước nóng pha với nước cam rất có lợi đối với
bệnh nhân viêm phế quản và hen suyễn.
Trị chứng táo bón:
Ăn hoặc uống nước cam vào bữa sáng liên tục trong vài ngày sẽ
giúp bạn khắc phục chứng táo bón rất hiệu quả. Một cốc nước cam sau mỗi bữa
sáng cũng sẽ mang lại cho bạn tinh thần phấn chấn để bắt đầu một ngày mới.
Buổi sáng cũng là thời điểm cơ thể hấp thu tốt nhất các canxi và
các vitamin trong quả cam. Không nên uống nước cam vào buổi tối vì sẽ gây ra
chứng khó ngủ.
Tốt cho người mắc tim mạch và huyết áp cao:
Nếu bạn không phải là bệnh nhân tiểu đường, bạn có thể uống nước
cam với mật ong, số lượng kali cao trong nước cam có tác dụng làm giảm huyết áp
cao.
Trị viêm khớp:
Chất Carotene – tiền sinh tố của vitamin A có tác dụng làm giảm
cơn đau của viêm khớp và bệnh Gout.
Trị lão hoá da:
Nước ép trái cam có thể sử dụng như một loại nước tẩy trang, làm
sạch da. Vỏ quả cam được dùng tẩy da chết, tinh dầu trong vỏ cam sẽ làm da thêm
mềm mại, lấy lại độ căng bóng do da hấp thụ được lượng tinh dầu trong vỏ cam,
từ đó nâng cao sức đề kháng cho làn da.
Công dụng của vỏ cam, quýt
Ngoài những công dụng và lợi ích ở trên, khi ăn cam bạn chớ vội
vứt bỏ vỏ của nó nhé. Vì theo nhiều nghiên cứu, vỏ cam cũng rất hữu dụng đấy!
Tận
dụng vỏ cam, quýt
Sau khi ăn cam, quýt bạn đừng vứt vỏ (hay lá) của chúng đi vì họ
hàng các loài cây này có khả năng tạo hương rất tốt. Bạn có thể đặt chúng trong
nước sôi để tạo mùi hương tươi mới trong phòng bếp. Ngoài ra, cũng có thể để vỏ
của những loại cây trên vào túi hút bụi và sử dụng chúng để hút bụi thảm trong
lần sử dụng tiếp theo.
Khi bị đau đầu
Bạn hãy đun sôi vỏ cam, quýt rồi xông mặt. Chỉ 10 phút sau, hơi
nóng mang theo hương tinh dầu sẽ làm bạn thấy cơn đau dịu hẳn, cơ thể sảng
khoái và tỉnh táo hơn.
Không chỉ có lượng vitamin trong quả rất tốt cho làn da và sức
khỏe, vỏ cam quýt với lượng tinh dầu khá lớn cũng như mặt trong vỏ giúp bạn rất
nhiều trong việc chăm sóc gia đình.
Làm sáng bóng vòi nước
Khi có vỏ cam, quýt, bạn hãy dành vài phút để lau lên trên vòi
nước. Cách này sẽ giúp vòi nước nhà bạn luôn sạch và sáng bóng.
Lau sàn gỗ
Bạn hãy đun sôi vỏ cam, pha cùng với nước và dùng nước này lau
sàn gỗ. Sàn gỗ nhà bạn sẽ rất sạch, lại có mùi tinh dầu thoang thoảng, giúp
không khí thoáng đãng.
Giúp da tay mềm
Sau
khi tiếp xúc với các hóa chất có trong xà phòng, nước rửa chén… da tay của bạn
sẽ rất khô, ráp. Dùng vỏ cam, quýt (mặt trong) lau lên da, bàn tay bạn sẽ trở
nên mềm mại hơn.
NHỮNG AI
KHÔNG NÊN DÙNG CAM ?
Người vừa phẫu thuật không nên uống nước cam
Theo Sức khỏe và đời sống, trong dịch nước ép
các quả thuộc loại cam, quýt phần lớn có chứa thành phần axít citric với hàm
lượng tương đối cao. Chúng thường tồn tại dưới dạng muối natri citrat (chất
thường dùng để chống đông máu). Chất này sẽ tạo phức với ion Ca++, do đó cản
trở quá trình tạo prothrombinase và thrombin, là những yếu tố quan trọng tham
gia trong quá trình đông máu.
Vì thế, những người
sau phẫu thuật đường tiêu hóa như dạ dày, ruột... ở các vết mổ chưa hoàn toàn
hồi phục, thậm chí cả ở các trường hợp có các vết viêm loét có nguy cơ xuất
huyết… nếu ăn các loại quả cam quýt cũng phải thận trọng để tránh hiện tượng
chảy máu ở chỗ bị tổn thương.
Uống nước cam khi đang dùng thuốc
Cũng theo Lao
động, nước cam không phải là một lựa chọn tốt để uống cùng thuốc kháng
sinh. Trong nước cam chứa axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hoá học của các
thuốc. Và một khi mất cấu trúc hoá học đặc thù thì thuốc kháng sinh sẽ không
còn sức mạnh diệt khuẩn. Bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài.
Nước cam cũng có thể
can thiệp vào khâu hấp thu thuốc làm giảm nồng độ thuốc trong máu, giảm hấp thu
từ ruột. Lý do là vì nước cam chứa một chất tương tự như naringin, chất này làm
bất hoạt hai men vận chuyển thuốc là OATP1A2 và CYP3A4. Không có hai men này
hoạt hoá, thuốc khó lòng mà được hấp thu đầy đủ.
Không uống nước cam
khi bị viêm loét dạ dày
Nhiều người nghĩ rằng,
nước cam tốt, nên có thể uống thoải mái, uống vào lúc nào cũng được. Thực tế
thì không như vậy, nước cam có thể rất tốt với người này nhưng lại không tốt
cho người khác.
Nếu đang bị viêm loét
dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì không nên uống nước cam, vì nó chứa
rất nhiều chất hữu cơ làm tăng axít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm
chứng viêm loét nặng thêm; và nước cam có tác dụng nhuận tràng nên nếu bạn bị
tiêu chảy thì nên pha loãng chúng với nước và uống từng chút một thôi.Không
uống nước cam ngay sau khi ăn
Sau khi ăn, uống 1 ly
nước cam có nên không?
Khi bạn vừa ăn xong mà
uống ngay một cốc nước cam đúng là không có lợi. Vì, trong nước cam có hàm
lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây sình
hơi, tức bụng rất khó chịu.
Không uống nước cam
vào buổi tối: Không nên uống
nước cam vào buổi tối, do nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ
gây đi tiểu đêm làm mất ngủ.
Không uống nước cam
khi đói: Nước cam tốt
nhất nên uống vào lúc không no, không đói, tức sau khi ăn 1 - 2 giờ.
Không ăn cam và củ cải
cùng nhau
Khi ăn củ cải vào cơ
thể con người, nó sẽ nhanh chóng sản xuất một chất gọi là 'sulfate'. Sau khi
sulfate được chuyển hóa, nó sẽ sản xuất một chất chống tuyến giáp, thioxianic
axít. Nếu bạn ăn cam tại thời điểm này, các flavonoid có trong cam sẽ được phân
hủy trong đường ruột và thay
đổi thành axít hydroxy và axít ferulic. Hai loại chất có thể tăng cường tác
dụng ức chế axít thioxianic về tuyến giáp, sẽ tạo ra hoặc gây bướu cổ.
Không uống sữa khi ăn
cam
Protein trong sữa sẽ
phản ứng với axít tartaric và vitamin C có trong cam, nó không chỉ ảnh
hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng
chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy… Do vậy không nên uống sữa giờ trước hoặc sau
khi bạn đã ăn cam 1 giờ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét