Vi rút Ebola và bệnh Ebola
- Ebolavirus
disease (EVD), trước đây gọi là sốt xuất huyết Ebola, là một bệnh thường gây
tử vong nặng ở người.
- Tỷ lệ tử
vong trung bình của bệnh EVD là khoảng 50%.Tỷ lệ các trường
hợp tử vong đã thay đổi từ 25% đến 90% trong các vụ dịch vừa
qua.
- Bệnh có thể gặp ở người và các loài động
vật linh trưởng như khỉ, khỉ đột, tinh tinh… do nhiễm một trong các chủng
vi rút Ebola.
2. Ebola vi rút là gì?
EBOLA VIRUS (EBOV) thuộc :
Nhóm V ((-)ss RNA)
Bộ: Mononegavirales
Họ: Filoviridae
Chi: Ebolavirus
Loài: Zaire ebolavirus
- Ngoài ra còn có 4 loài khác là: Sudan virus (Sudan ebolavirus); Taï Forest virus (Taï Forest ebolavirus, formerly Côte d’Ivoire ebolavirus); and Bundibugyo virus (Bundibugyoebolavirus).Riêng Reston virus (Reston ebolavirus - chỉ gây bệnh ở động vật linhtrưởng),
Họ: Filoviridae
Chi: Ebolavirus
Loài: Zaire ebolavirus
- Ngoài ra còn có 4 loài khác là: Sudan virus (Sudan ebolavirus); Taï Forest virus (Taï Forest ebolavirus, formerly Côte d’Ivoire ebolavirus); and Bundibugyo virus (Bundibugyoebolavirus).Riêng Reston virus (Reston ebolavirus - chỉ gây bệnh ở động vật linhtrưởng),
Virus này lây sang người từ động vật hoang dã và lây lan trong
cộng đồng người thông qua lây truyền từ người sang người.
3. Đường lây
truyền của virus Ebola là gì?
- Dơi
ăn quả thuộc họ Pteropodidae được coi là vật chủ tự nhiên của vi rút
Ebola. Vi rút Ebola lây truyền sang con người thông qua tiếp xúc với máu, dịch
tiết, bộ phận cơ thể hoặc chất dịch cơ thể khác của động
vật bị nhiễm bệnh như tinh tinh, khỉ đột, con dơi ăn quả, khỉ,
linh dương rừng và nhím bị bệnh hoặc chết hoặc sống
trong các khu rừng nhiệt đới.
- Vi rút Ebola sau đó lây lan từ
người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp (qua da
hoặc niêm mạc bị tổn thương) với máu, dịch tiết, bộ phận cơ thể hoặc chất
dịch cơ thể khác của người bị nhiễm như: nước tiểu,nước bọt, mồ hôi,
phân, chất nôn, sữa mẹ, và tinh dịch, và với các bề mặt và các
vật liệu (ví dụ như bộ đồ giường, quần áo) bị ô nhiễm bởi các chất
dịch trên.
- Ebola không lây lan qua không khí hoặc
bằng nước, hoặc nói chung, bởi thức ăn. Tuy nhiên, ở
châu Phi,Ebola có thể lây lan như một kết quả của việc xử
lý thịt thú rừng (động vật hoang dã bị săn bắt làm thực phẩm) và
tiếp xúc với những con dơi bị nhiễm bệnh.
- Không có bằng chứng cho thấy muỗi hoặc côn
trùng khác có thể truyền virus Ebola. Chỉ có động vật có vú (ví
dụ, con người, dơi, khỉ, và khỉ không đuôi) đã cho thấy khả năng bị
lây nhiễm và phát tán virus Ebola.
- Những người đàn ông đã hồi phục căn
bệnh này vẫn có thể truyền virus qua tinh dịch của họ cho
đến 7tuần, thậm chí là 3 tháng (theo CDC). Kiêng quan hệ tình
dục (bao gồm cả tình dục bằng miệng) được khuyến khích cho ít
nhất 3 tháng. Nếu không thể, bao cao su có thể giúp ngăn
ngừa sự lây lan của bệnh.
- Trong sự bùng phát của Ebola, bệnh
có thể lây lan nhanh chóng trong cơ sở y tế (chẳng hạn như một
phòng khám hoặc bệnh viện). Tiếp xúc với Ebola có thể xảy ra trong cơ
sở y tế nơi nhân viên bệnh viện không đeo thiết bị bảo hộ thích
hợp, bao gồm cả mặt nạ, áo choàng, găng tay và kính bảo vệ
mắt.
4. Vi rút Ebola có thể
sống bao lâu bên ngoài cơ thể?
- Vi rút Ebola có thể bị tiêu diệt bởi các loại dung dịch khử khuẩn như thuốc tẩy. Trên bề mặt khô như tay nắm cửa, bàn chúng có thể sống trong vài giờ. Vi rút trong dịch tiết cơ thể như máu có thể sống vài ngày ở nhiệt độ phòng.
5. Các triệu chứng của
bệnh Ebola:
- Thời kỳ ủ bệnh, nghĩa là khoảng thời gian từ khi bị nhiễm virus đến khi khởi phát triệu chứng là 2-21ngày.
- Vi rút Ebola chỉ lây truyền sau khi người nhiễm
xuất hiện các triệu chứng đầu tiên.
- Triệu chứng đầu tiên là mệt mỏi, sốt,
đau cơ, nhức đầu và đau cổ họng. Tiếp theo là ói mửa, tiêu chảy, phát ban,
triệu chứng của suy giảm chức năng thận và gan, và trong một số trường
hợp, chảy máu cả bên trong và bên ngoài (ví dụ như chảy từ nướu
răng, máu trong phân). Xét nghiệm máu cho kết quả số lượng bạch cầu,tiểu cầu
giảm thấp và men gan tăng cao.
6. Chẩn
đoán nhiễm EBOV
- Rất khó để chẩn đoán nhiễm bệnh Ebola với các bệnh khác như sốt rét, thương hàn, viêm màng não.
- Các
kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:
· Xét
nghiệm ELISA phát hiện kháng nguyên.
· Xét
nghiệm ELISA phát hiện kháng thể IgM.
· Xét
nghiệm trung hòa trong huyết thanh.
· Kỹ
thuật RT-PCR.
· Kính
hiển vi điện tử.
· Nuôi
cấy phân lập vi rút.
- Chú
ý: Các mẫu bệnh phẩm thu thập từ bệnh nhân có nguy cơ nguy
hiểm sinh học lớn. Do vậy các thử nghiệm trong PTN trên các mẫu bệnh phẩm chưa
bất hoạt nên được thực hiện trong điều kiện ngăn chặn sinh học tối đa.
7. Điều
trị và Văc-xin
- Vắc-xin thử nghiệm và điều trị cho Ebola đang được phát triển, nhưng vẫn chưa được kiểm tra đầy đủvề tính an toàn hoặc hiệu quả.
- Các biện pháp điều trị triệu chứng nên được thực
hiện sớm sẽ góp phần cải thiện cơ hội sống sót cho người bệnh bao gồm:
· Bù
nước và điện giải cho người bệnh.
· Duy
trì tình trạng oxi và huyết áp.
· Điều
trị các nhiễm trùng khác nếu có.
- Phục
hồi từ Ebola phụ thuộc vào chăm sóc lâm sàng tốt, hỗ
trợ và đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân.Những người phục hồi
từnhiễm Ebola có kháng thể kéo dài tới ít nhất 10 năm. Tuy
nhiên, chưa rõ những người khỏi bệnh có được miễn dịch suốt đời với vi rút
Ebola hoặc có thể bị nhiễm một loài khác của chi Ebolavirus.
8. Phòng
bệnh
- Nếu bạn đi du lịch hoặc đang ở trong một khu vực bị ảnh hưởng bởi một đợt bùng phát Ebola, hãy chắc chắn làm như sau:
• Thực
hành vệ sinh tốt. Ví dụ, rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc cồn khử
trùng và tránh tiếp xúc vớimáu/chất dịch cơ thể.
• Không xử lý các vật dụng
có thể đã tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể của người
bị nhiễm (như quần áo, ga giường, kim tiêm, và thiết bị y tế).
• Tránh các nghi thức tang lễ và
mai táng đòi hỏi phải xử lý cơ thể của một người đã chết
vì Ebola.
• Tránh
tiếp xúc với những con dơi và các loài linh trưởng không
phải con người hay máu, dịch truyền, và thịt chế biến từ
các loài động vật.
• Tránh các
bệnh viện ở Tây Phi, nơi bệnh nhân Ebola đang được điều trị.
• Sau
khi bạn quay trở lại, theo dõi sức khỏe của bạn trong 21 ngày và
tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn có các triệu
chứng của Ebola.
- Nhân viên y
tế những người có thể được tiếp xúc với những người có Ebola nên
làm theo các bước sau:
• Mặc quần
áo bảo hộ, bao gồm cả mặt nạ, găng tay, áo choàng và bảo vệ mắt.
• Thực
hành kiểm soát nhiễm khuẩn và các biện pháp khử trùng.
• Cách
ly bệnh nhân Ebola với các bệnh nhân khác.
• Tránh
tiếp xúc trực tiếp với các cơ quan của những người đã chết
vì Ebola.
• Thông
báo cho nhân viên y tế nếu bạn đã có tiếp xúc trực tiếp với
máu hoặc chất dịch cơ thể, chẳng hạn như phân, nước bọt, nước tiểu,
chất nôn mửa, và tinh dịch của một người bị bệnhEbola.
Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ
Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo
Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B,
Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét