Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

MỦ TRÔM



     Cây trôm có tên khoa học là sterculiia foetida là loại cây thân gỗ được trồng nhiều ở vùng đất Nam Trung Bộ như: Tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Cây trồng, vật nuôi đều ảnh hưởng đến môi trường, yếu tố địa lý, địa chất, đều  tác động đến thành phần dinh dưỡng. Giá trị lớn nhất của cây trôm là mủ trôm, là loại nguyên liệu phục vụ trong công nghiệp, chế biến thực phẩm và nước giải khát.


Mủ trôm( mủ cây trôm) là nhựa màu vàng trắng tiết ra từ vỏ thân cây trôm. Được phân bố ở khu vực Châu Á. Loại cây này có mặt  ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Trung Nam Bộ của nước ta như Tiền Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận,…

Thành phần dinh dưỡng của mủ trôm


    Thành phần dinh dưỡng trên 100 g của mủ trôm gồm : Ca_101,05 mg; Zn_0,29 mg; Na_5,27 mg; K_297,01 mg; Mg_43,02 mg; Fe_0,93 mg; Glucid_64,05 g.
    Hàm lượng Magie trong mủ trôm cao gấp 20 lần trong sữa_ một hoạt chất cần thiết cho cơ thể để xây dựng tổ chức các mô xương, hoạt chất trong men tiêu hóa của cơ thể,…
    Ngoài ra mủ trôm còn được dùng để chiết suất một số chất như đường L-galactose, D-rhamnose, acid D-galacturonic và một vài chất chuyển hóa acetylat ,trimethylamin để làm thành phần cho một số thuốc chữa bệnh, kem dưỡng da,…

Tác dụng- công dụng mủ trôm là gì ?

    -Mủ trôm có vị ngọt, tính mát. Các thành phần chất rất tốt cho cơ thể ( Ca, Mg, Na, K,…). Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, ổn định huyết áp, điều hòa đường huyết, mát gan, giải độc,…
    -Được sử dụng làm thức uống mát để giải khát, chống táo bón, giải độc,
    -Điều trị cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cảm giác no giúp giảm béo hiệu quả.
    -Làm đẹp da( trị mụn, tàn nhang, nám da, sần da, da lão hóa,…), giúp mau lành vết thương.
    -Làm cơ thể sảng khoái, ngủ ngon, giảm stress,…



5 trường hợp không dùng mủ trôm

1. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
2. Người có khối u trong ruột.
3. Người đang uống thuốc chữa bệnh, vì mủ trôm có độ nhớt cao sẽ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc vào máu khi uống mủ trôm cùng lúc với một loại thuốc chữa bệnh nào đó. Sự tăng hấp thu này có thể gây ngộ độc thuốc. Để ngăn ngừa, tốt nhất nên uống mủ trôm ít nhất một giờ sau khi uống thuốc.
4. Người hư hàn, hay lạnh bụng không nên dùng nhiều.
5. Hiện nay có quảng cáo sử dụng mủ trôm ở dạng kem bôi da, người tiêu dùng nhất là phụ nữ cần cẩn thận vì mủ trôm không tinh khiết, có thể gây kích ứng da, ngứa ngáy và sưng tấy.





Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ
Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo
Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com

Không có nhận xét nào: