Vitamin
B
Những
loại Vitamin B có lợi cho sắc đẹp
Đó là B1, B2,
B5, B6, B9 và B12. Không những có lợi cho sức khỏe, những loại Vitamin B
này còn giúp cho cơ thể săn chắc, trẻ lâu và làm sáng da... B1: Tốt
cho trí nhớ, giúp cho quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng
trong cơ thể nhanh hơn, đồng thời làm cân bằng hệ thống thần kinh, tốt
cho hoạt động của tim và gan. Nếu thiếu B1, trí nhớ sẽ giảm sút, cơ
thể sẽ trở nên mệt mỏi. Vitamin B1 có nhiều trong thịt lợn, lòng đỏ
trứng, măng tây, ngũ cốc tổng hợp, men bia. B2: Giữ cho cơ thể trẻ lâu,
thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của tế bào. Nếu thiếu Vitamin
B2, da mặt sẽ sớm bị nhăn, mắt sẽ bị kém và móng tay dễ bị gãy.
Vitamin B2 có nhiều trong gan động vật, cá béo, sữa... B3: Làm sáng
da: Với các loại Vitamin B khác, Vitamin B3 đảm bảo cho cơ chế cung cấp
Protein, chất dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời
còn giúp cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Nếu thiếu Vitamin B3, da
sẽ bị khô, độ đàn hồi kém và sạm dần. Vitamin B3 có nhiều thịt gia
cầm, quýt, bánh mì lát... B5: Giữ cho tính tình điềm đạm, giúp tái
tạo một số loại hóc môn cần thiết cho cơ thể. Nó còn có tác dụng
phòng tránh bệnh rụng tóc. Nếu thiếu Vitamin B5, cơ thể sẽ gặp các
rắc rối về tim, tính cách sẽ dễ trở nên cáu bẳn. Vitamin B5 có
nhiều trong tôm, rau xanh, nấm và nhiều loại hải sản. B6: Tăng cường
sinh lực, tham gia vào việc cấu tạo các hợp chất cần thiết cho cơ
thể, giúp ăn ngon miệng và dễ tiêu. Thiếu Vitamin B6 sẽ làm thiếu năng
lượng, đặc biệt là ở tuổi trưởng thành hoặc có thể gây ra những
rối loạn trong quá trình phát triển ở tuổi dậy thì. Vitamin B6 có
nhiều trong cá hồi, quýt, chuối, hạt dẻ, ngô, đậu nành, khoai tây. B9:
Thúc đẩy sự phát triển của cơ thể. Vitamin B9 có vai trò đặc biệt
quan trọng vào quá trình hình thành và phát triển của hồng cầu và
tế bào. Thiếu Vitamin B9 còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của
thai nhi. Vitamin B9 có nhiều trong gan động vật, rau chân vịt, trứng,
nấm, sò, men bia. B12: Giúp hoàn thiện vóc dáng. Vitamin B12 giúp cơ thể hoàn thiện một cách
hoàn chỉnh, đảm bảo hoạt động của tế bào, các sợi mô và các cơ.
Nếu thiếu Vitamin B9, cơ thể sẽ có vấn đề về thị lực, hệ thống
thần kinh. Vitamin B12 có nhiều trong các sản phẩm sữa, cá biển và
đậu nành.
Lạm dụng vitamin có
thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe
Như chúng ta đều
biết, vitamin rất quan trọng đối với đời sống và sức khỏe con
người. Chúng không những có vai trò duy trì cuộc sống mà còn có tác dụng ngăn
ngừa và phòng bệnh.
Vitamin,
hay còn gọi là sinh tố, là phân tử hữu cơ cần thiết cho mọi hoạt động chuyển
hóa bình thường của cơ thể. Có nhiều loại vitamin và chúng cũng khác nhau về bản
chất hóa học lẫn tác dụng sinh lý. Do là thuốc nên việc sử dụng vitamin cần phải
đúng, đủ liều và tuyệt đối không được lạm dụng vì khi lạm dụng có khả năng dẫn
đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Dưới đây, xin dẫn một số loại thường
dùng:
Vitamin B1 (còn gọi là thiamin): Là
vitamin tham gia vào nhiều phản ứng chuyển hóa, đặc biệt là chuyển hóa glucid
(đường, bột). Đối với vitamin B1, nhu cầu hằng ngày khoảng 1,5 mg. Nhu cầu
vitamin B1 cần đáp ứng cho cơ thể con người phải đạt 0,4 mg/1.000 kcal;
khi lượng này thấp hơn 0,25 mg/1.000 kcal sẽ gây nên bệnh tê phù. Là loại
vitamin lành nhưng cũng có trường hợp gây phản ứng tuy ít gặp. Ngoài gây sốc phản
vệ khi tiêm, dùng vitamin B1 có thể bị các tác dụng phụ như tăng huyết áp cấp,
ngứa, nổi mề đay, khó thở, kích thích tại chỗ tiêm.
Vitamin B2:
Nhu cầu vitamin B2 mỗi ngày cho cơ thể tùy thuộc giới tính, lứa tuổi. Ví dụ, trẻ
sơ sinh đến 6 tháng tuổi là 0,4 mg, 6 - 12 tháng: 0,5 mg, 4 - 6 tuổi: 1,1 mg,
15 - 18 tuổi: 1,8 mg, 19 - 50 tuổi: 1,7 mg, từ 51 tuổi trở đi chỉ cần 1,2
mg/ngày. Nam giới cần 1,6 mg, nữ giới 1,2 mg/ngày. Vitamin B2 không độc nhưng
khi dùng liều cao thì nước tiểu sẽ chuyển màu vàng nhạt, gây sai lệch đối với một
số xét nghiệm nước tiểu trong phòng thí nghiệm.
Vitamin
B3 (còn gọi là vitamin PP): Có thành phần hoạt chất là axít nicotinic hoặc nicotinamide; là loại vitamin không được dự trữ và rất ít
khi được tạo ra bởi quá trình tổng hợp chất. Do đó, nó phải được hấp thụ thông
qua chế độ ăn uống hằng ngày. Vitamin B3 giúp giảm lượng cholesterol, giúp ích
cho quá trình tuần hoàn máu và hình thành hệ thần kinh. Nó cũng can thiệp vào
quá trình tổng hợp các hormone giới tính. Bằng cách kích thích sự tổng hợp chất
sừng, vitamin B3 tham gia cải thiện vẻ đẹp làn da và mái tóc. Nhu cầu vitamin
B3 hằng ngày của người trưởng thành là từ 15 - 18 mg. Cũng như những vitamin
khác của nhóm B, nó sẽ được nạp vào cơ thể vận động viên với liều lượng cao
hơn. Người nghiện rượu cũng cần nạp một lượng vitamin B3 cao
hơn trung bình. Tuy nhiên, vitamin B3 có thể tạo ra cơn bốc hỏa, buồn nôn, đánh
trống ngực xuất hiện khi dùng thuốc và tự hết sau 30 - 40 phút.
Vitamin B6: Hòa tan trong nước, chịu
nhiệt nhưng bị tia tử ngoại, sự ôxy hóa phân hủy. Vitamin B6 giúp duy trì các
chức năng bình thường của não bộ, giúp tạo hồng huyết cầu, kháng thể, estrogen
(hormone nữ). Vitamin B6 còn điều hòa sự sản xuất hóa chất ở não bộ, kiểm soát
tình trạng ngủ nghỉ, cảm xúc. Vitamin B6 cũng được dùng để chữa các trường hợp
thiếu máu, không đáp ứng với khoáng chất sắt.
Mỗi
ngày trung bình nên tiêu thụ khoảng 2 mg vitamin B6. Người già và phụ nữ có
thai hoặc đang dùng viên uống tránh thai có nhu cầu cao hơn. Ngoài ra, nhu cầu
cũng tăng theo tỉ lệ thuận với thành phần chất đạm trong bữa ăn.
Tuy
nhiên, khi thừa vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ.
Liều cao vitamin B6 (trên 10 g/ngày) có thể làm cho gan tạo ra các men bất thường.
Vitamin B12: Điều hòa chuyển hóa đạm,
tăng cường tạo hồng cầu, làm hạ tỉ lệ cholesterol. Ngoài ra, vitamin này còn có
tác dụng chống dị ứng, giảm đau. Thiếu vitamin B12 và axít folic làm tổn thương
đến sự tổng hợp axít nucleic, ảnh hưởng tới chức phận tạo máu và hệ thần kinh.
Tuy nhiên, lạm dụng vitamin B12 có thể gây tăng sản tuyến giáp, làm tăng hồng cầu
quá mức, bệnh cơ tim...; có khi xảy ra tác dụng thứ phát gây nôn nao, choáng
váng, nổi mề đay. Liều trung bình là từ 100 - 500 mcg/ngày. Sử dụng liều cao cần
có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Một số
thuốc tránh dùng với vitamin B3
Vitamin B3 là thuốc gây giãn mạch, do
đó thường gây ra hiện tượng đỏ bừng mặt và hạ huyết áp. Vì vậy, tránh phối hợp
vitamin B3 với thuốc điều trị cao huyết áp vì có thể gây hạ huyết áp quá mức.
Nên tránh kết hợp vitamin B3 với các thuốc chống đông máu vì nó làm tăng tác dụng
của thuốc, gia tăng nguy cơ gây chảy máu. Cũng tránh dùng vitamin B3 với thuốc
kháng sinh tetracyclin bởi loại vitamin này làm giảm sự hấp thu và hiệu quả của
thuốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét