QUẢ DÂU TẰM
Lợi ích quả dâu tằm
Theo Viện Dược liệu Bộ Y tế,
trong quả dâu có: Nước 84,71%; Đường 9,19% Z (có glucoza, fructoza), Axit 80%
(có axit malic, axit sucinic), Protit 0,36%, Tanin, vitamin C, caroten. Quả dâu
không những mang đến hương vị thơm ngon, mát mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe.
Trong sách vở từ đời Đường ghi nhận dâu tằm có công hiệu
bổ can thận, dưỡng huyết, trừ phong, tiêu khát, lợi ngũ tạng, khớp xương, thông
huyết khí… và còn gọi quả dâu là quả trường thọ.
Một số bài thuốc
từ dâu tằm
Bổ can thận, ích tâm huyết, sáng
mắt, đen tóc
Trong Bản
thảo cương mục của Lý
Thời Trân có ghi chép về công hiệu của rượu tang thầm - loại rượu được ngâm từ
dâu chín và gạo nếp. Cách làm cũng rất đơn giản. Lấy khoảng 5.000g quả dâu chín
tươi, 6.000g gạo nếp, men rượu vừa đủ. Quả dâu phải chín đều, ép lấy nước, đun
sôi để nguội cho cùng cơm nếp, men rượu trộn đều cho vào bình ngâm. Ngày uống mỗi
lần 30-50ml vào hai bữa cơm hàng ngày.
Cao dưỡng huyết chữa tóc khô bạc
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Lấy 50g quả dâu tươi chín, lượng đường phèn vừa đủ. Rửa sạch
dâu cho vào nồi đất, nước vừa đủ sắc lấy nước hoà đường phèn để uống. Có thể uống
thường xuyên, nhất là về mùa hè.
Bổ thận âm hư
Với triệu chứng lưng đau gối mỏi, ù tai, vô sinh do chất
lượng tinh trùng kém. Câu kỷ tử 50g, sơn dược 50g, quả dâu 30g, gạo tẻ 50g nấu
cháo ăn liền 1 tháng vào các buổi sáng.
Trị mất ngủ
Quả dâu còn có tác dụng trị mất ngủ rất tốt. Bằng cách lấy 60g quả dâu
chín tươi (hoặc 30g quả khô) sắc uống 2 lần/ngày vào chiều tối.
Trường hợp mất ngủ kinh niên, lấy 15g quả dâu chín, 15g
thục địa, 15g bạch thược sắc uống, sẽ thấy rất hiệu quả.
Viêm khớp
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Quả dâu chín tươi 100g, rượu trắng (gạo hoặc nếp ngon).
Dâu rửa sạch, giã nát gói vào túi vải ngâm vào rượu 3-5 ngày. Uống mỗi lần
20-25ml. Quả dâu chín 250g, cành dâu 150g, chùm gửi 100g. Ngâm rượu uống.
Kích thích ăn ngon, ngủ tốt, tăng
cường sức khỏe
Với những người có tình trạng ăn không ngon, thiếu ngủ,
hãy uống 1-2 ly nước dâu nhỏ trước khi ăn có tác dụng kích thích tiêu hóa,
giúp bữa ăn thêm ngon miệng, sức khỏe được cải thiện. Sau bữa tối, uống một
ly nước dâu sẽ khiến giấc ngủ đến sớm, ngủ say và sâu giấc hơn.
Giúp da dẻ hồng hào, máu huyết
lưu thông, kinh nguyệt đều đặn
Uống đều đặn mỗi ngày 2 ly nước dâu vào buổi sáng và
trưa. Uống liên tục trong 3 tháng sẽ thấy da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông,
kinh nguyệt đều đặn...
Nước dâu ngâm giúp phụ nữ có làn da khỏe, đẹp, hồng hào (Ảnh
minh họa)
Giảm đau họng
500g dâu rửa sạch và ép thành nước. Dùng nước quả dâu để
súc miệng (từ 3 đến 5 ngày) chữa các chứng đau ở miệng, họng.
Chữa bỏng
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Chọn những quả dâu chín tươi, không dập nát, rửa sạch. Ép
dâu lấy nước sau đó bôi, rửa, đắp vào vết bỏng, trong vòng 1 tuần sẽ thấy tác dụng
bất ngờ.
Một số bài thuốc thường dùng từ lá dâu:
Bài 1: Lá dâu non hoặc bánh tẻ nấu canh hoặc nấu chung với hến, nghêu, cá diếc hoặc hãm nước uống hằng ngày có tác dụng ổn định huyết áp, đường huyết và nhịp tim. Bài thuốc này thích dụng cho các bệnh về phổi, phế quản, âm hư nội nhiệt, tăng huyết áp thể can thận âm hư, cải thiện các triệu trứng hội chứng mãn kinh, mồ hôi trộm…
Bài 2: Lá dâu và mè đen đồng lượng trộn đều (9 lần đồ, 9 lần phơi), thục địa 1kg, liên nhục 200g, tất cả tán nhỏ, trộn với mật ong hoàn viên to bằng hạt ngô, ngày uống 5g, chia làm 2 lần sáng - tối. Giúp da tươi nhuận, mịn màng.
Uống lâu dài giúp gân cốt rắn chắc, khí huyết dồi dào, tăng thính lực. Bài thuốc này thích hợp cho những người sạm da, nám má, cơ thể suy nhược, gân cốt suy yếu, thiếu máu, can thận âm hư, ù tai, tăng tuổi thọ…
Bài 3: Lá dâu 100g, lá đậu ván 100g, lá sen tươi 100g. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút muối ăn, khuấy đều rồi uống. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải thử, tán phong nhiệt, thích hợp cho những người say nắng, âm hư nội nhiệt, bốc hỏa…
Bài 4: Búp dâu non 1 nắm, giã nhỏ đắp vào chỗ sưng, bên ngoài lấy giấy thấm nước đắp, khi khô lại thay, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, giảm đau, thác sang sinh cơ. Tác dụng trong viêm cơ, viêm tuyến vú, mụn nhọt, trị vết thương lâu ngày, mụn nhọt không liền miệng…
Để nâng cao hiệu quả điều trị có thể dùng lá trầu không nấu với nước muối loãng để rửa vết thương, lá dâu vàng, sấy khô, tán bột mịn, rắc lên miệng nhọt, miệng vết thương.
Bài 5: Lá dâu già sao vàng hạ thổ dùng 12-20g, sắc với 100ml còn 50ml, uống ngày 2 lần. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, lương huyết, trị thổ huyết, nục huyết (chảy máu cam)…
Bài 6: Lấy 10 lá dâu bánh tẻ to, nấu nước uống. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt an thần, thích dụng cho trẻ nhỏ bị sốt cao, co giật hoặc trẻ ngủ không ngon giấc, đại tiện táo, nước tiểu vàng sẫm…
Bài 7: Lá dâu 16 - 18g sắc, đợi nước còn nóng ấm rửa búi trĩ, trực tràng… và đẩy lên, lấy băng băng lại, nằm nghỉ. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, làm săn chắc cơ, thích dụng cho các chứng trĩ, sa trực tràng, sa dạ con…
Các chất
dinh dưỡng có trong quả dâu tằm
Hàm lượng ding dưỡng
phong phú
Quả dâu rất giàu chất dinh dưỡng, giàu protein, axit amin thiết yếu, glucose và fructose có thể dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể, có chứa VB1, VB2, VB3, VB5, VB6, Vc, VE và các vitamin khác và Fe, Ca, Zn và các khoáng chất khác, nguyên tố vi lượng như carotenoids, cellulose. Ngoài ra, nó cũng chứa polysaccharides hoạt động, flavonoid và rutin và các thành phần dược khác. Là một loại thực phẩm, quả dâu tằm tươi, ngọt và chua,, ngoài quả dâu tươi, quả dâu còn đóng hộp, làm rượu dâu tằm, chiết xuất dâu tằm, dâu tằm thạch, nước ép dâu, sữa chua dâu, mứt dâu tằm.
Quả dâu rất giàu chất dinh dưỡng, giàu protein, axit amin thiết yếu, glucose và fructose có thể dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể, có chứa VB1, VB2, VB3, VB5, VB6, Vc, VE và các vitamin khác và Fe, Ca, Zn và các khoáng chất khác, nguyên tố vi lượng như carotenoids, cellulose. Ngoài ra, nó cũng chứa polysaccharides hoạt động, flavonoid và rutin và các thành phần dược khác. Là một loại thực phẩm, quả dâu tằm tươi, ngọt và chua,, ngoài quả dâu tươi, quả dâu còn đóng hộp, làm rượu dâu tằm, chiết xuất dâu tằm, dâu tằm thạch, nước ép dâu, sữa chua dâu, mứt dâu tằm.
Lưu ý
khi dùng quả dâu tằmh
ông đựng quả dâu trong dụng cụ
kim loại
Hiện đang vào mùa dâu chín, giá bán rẻ, các bà nội trợ
nên dùng dâu làm xirô hoặc rượu dâu cho gia đình sử dụng lâu dài.
Tuy nhiên, phải lưu ý
là dâu có tính mát nên không dùng cho người hay lạnh bụng, sôi bụng, tiêu chảy,
viêm loét dạ dày.
Quả dâu có chứa tanin nên tương kỵ với các dụng cụ đựng
hoặc nấu có chứa kim loại như đồng, sắt, nhôm... Tốt nhất là nên dùng bình, lọ
thủy tinh để chứa các sản phẩm từ dâu tằm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét