Tình trạng bé biếng ăn
Bữa ăn của
bé dường như là cuộc vật lộn của cả gia đình, nhất là với những trẻ biếng ăn.
Tìm ra nguyên nhân và trị tận gốc điều đó để mang lại cho con cảm giác ăn ngon
miệng là quan tâm của nhiều người làm cha mẹ.
Trên 50% bé từ một tuổi
đến 6 tuổi trên thế giới mắc chứng biếng ăn. Tại Việt Nam, tỷ lệ này khoảng
20-40%. Trong tổng số bé được đưa đến khám và tư vấn dinh dưỡng ở Viện nhi TƯ,
đến 60% bé khám do biếng ăn. Đặc biệt, ở độ một tuổi đến 2 tuổi, cứ hai bé thì
có một ở tình trạng này.
Nguyên nhân bé biếng ăn
- Nguyên nhân chủ
yếu ở đây là chế độ ăn không hợp lý như khẩu phần ăn chưa phong phú, các bà mẹ
chỉ thích cho con ăn theo ý mình, hoặc thức ăn không hợp khẩu vị của bé, bé ăn
không đúng bữa, hay ăn vặt…
- Yếu tố tâm lý
giữ vai trò quan trọng dẫn đến tình trạng bé bị ép ăn bằng mọi cách gây tâm lý
sợ hãi khi đến bữa. Sự thay đổi môi trường như đổi giờ ăn, nơi ăn... cũng khiến
bé từ chối thực phẩm.
- Nếu đã cho con ăn
đúng cách, bé cũng không có vấn đề gì về tâm lý thì nguyên nhân có thể do một
căn bệnh tiềm ẩn khác. Cần đưa bé đi khám để biết và khắc phục kịp thời.
- Ngoài ra, bé có thể
biếng ăn do thức ăn không được tiêu hóa hết.
Trong những năm đầu
đời, hệ tiêu hóa của bé còn đang hoàn thiện, chăm sóc dinh dưỡng không đúng
cách sẽ gây ra tình trạng kém hấp thu, khó tiêu hóa. Bên cạnh đó, việc thiếu
hụt các nguyên tố vi lượng, mà phổ biến là chứng thiếu kẽm và thiếu sắt làm
giảm chức năng miễn dịch đường tiêu hóa và tạo máu. Đây là nguyên nhân làm cho
bé chán ăn, ăn không tiêu.
Hậu quả bé biếng ăn
- Bé sẽ bị thiếu năng
lượng và chất dinh dưỡng, chậm tăng cân và phát triển chiều cao, gây còi xương,
suy dinh dưỡng.
- Bé sẽ bị suy giảm hệ
miễn dịch, gây nguy cơ viêm nhiễm cao như viêm đường hô hấp, tiêu chảy...
- Bé dễ bị rối loạn
nhận thức và cảm xúc, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng học tập trước mắt và có
thể kéo dài đến 5 năm sau.
Trẻ biếng ăn dẫn đến
thiếu chất, khả năng đề kháng kém. Từ đó, bé dễ bị bệnh, mệt mỏi, ăn không ngon
miệng và lại càng biếng ăn hơn. Nó làm thành một vòng luẩn quẩn khép kín, mà
nếu không hiểu hết lý do sâu xa, mẹ sẽ càng khiến bé sợ "phải" ăn.
Hãy từ bỏ nhồi nhét
Khi thấy trẻ
biếng ăn, cha mẹ thường có tâm lý tìm đủ mọi cách để con ăn được nhiều ăn như
tìm mua các món bổ dưỡng, lạ miệng, cho con xem hoạt hình, đi ăn rong và thậm
chí là nhồi nhét mặc cho các bé la hét, giãy giụa. Tuy nhiên, đây thực sự là
quan điểm sai lầm. Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ép trẻ ăn sẽ làm
cho trẻ sợ ăn, lười ăn và có nguy cơ làm tổn thương tình cảm cha me – con cái.
Do đó, muốn giải quyết tận gốc vấn đề, bạn hãy thư giãn bản thân và bỏ tư tưởng
này đi nhé.
1. Không nên kéo dài bữa cơm quá lâu.
Mỗi bữa ăn bạn nên bớt ít khẩu phần và
ngồi bên cạnh, bắt trẻ phải tập trung ăn trong vòng 20 – 30 phút. Nếu hết thời
gian đó mà con bạn chưa ăn xong thì ngưng ngay bữa ăn. Đặc biệt trước bữa ăn
khoảng 30 phút, không nên cho trẻ ăn vặt.
2. Rủ
bé cùng nấu các món ăn với bạn để “đánh thức” cảm giác ngon miệng.
Sau đó việc ăn uống đối với chúng không
phải là bị ép buộc mà trở thành niềm thích thú.
3.
Hãy kích thích trí tò mò của con, đừng bỏ lỡ cơ hội cho con làm quen với các vị
mới.
Một cách tự nhiên, tất cả trẻ em đều thích vị ngọt hơn các vị
khác, nhưng bằng sự khéo léo bạn sẽ hướng sự chú ý của chúng vào các vị khác.
Hãy để con khám phá món ăn mới. Nếu chúng không thích, không nên ép, tuy nhiên
hãy thử vào lần sau. Trong khoảng từ 4 đến 7 tuổi trẻ em cần làm quen với vị
mới 4 – 5 lần.
4.
Trang trí các món ăn một cách tinh tế sẽ làm cho bữa ăn trở nên hấp dẫn.
Hãy cùng ăn tối một cách vui vẻ và thư
giãn, không nói về công việc hay chuyện bài vở. Hãy quan tâm đến không khí của
bữa ăn. Sự vội vã, lộn xộn hay những cau có xung khắc hàng ngày giữa bố và mẹ
sẽ làm bé ăn mất ngon.
5.
Trong tủ lạnh nhà bạn nên thường xuyên có sữa chua chứ không phải là kem, hoa
quả tươi thay cho nước ngọt.
Nên cho trẻ ăn hoa quả trước bữa ăn nửa
giờ tốt hơn là sau khi ăn. Bạn nên tạo thói quen chỉ dùng nước ngọt trong các
dịp lễ, sinh nhật.
6.
Cho bé ăn khi thấy đói.
Trẻ em thường chối bỏ thức ăn chẳng qua là
vì cúng chưa kíp đói. Cũng có thể do bạn đã vô tình không cho bé cơ hội ấy. Hãy
thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn và hay đợi để tự bé phải nhắc
đến bữa ăn vì đói bụng. Khi đã quan sát được lúc nào bé thường thấy đói, bạn
hãy cho bé ăn vào những giờ cố định.
7.Đôi
khi chấp nhận một số món ăn bé thích nếu chúng không có hại.
Nếu bé cứ nhất định đòi uống sinh tố cà
chua với cam, bạn đừng lấy đó làm điều bực mình. Đó chẳng qua là khẩu vị của bé
đòi hỏi. Nếu bé chỉ thích bánh mì kẹp bơ hay uống sữa bằng ống hút thì bạn cứ
chiều theo ý thích của bé, chắc chắn rồi đến một lúc nào đó bé sẽ chán.
8.
Không ép bé ăn cái gì mà bé không thích.
Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ăn trứng,
cá hoặc xúc xích. Nếu bé sợ rau thì bạn hãy cho bé ăn thêm trái cây chẳng hạn.
Bạn đừng cố giấu những thứ mà bé không thích vào các món ăn. Vì chắc chắn bé sẽ
phát hiện ra rồi sau đó sẽ không chịu ăn gì nữa. Vì điều nguy hại nhất là bạn
đã làm cho con bạn ghét luôn cái món mà bé vẫn thường thích.
9
Khuyến khích bé tự ăn.
Phần lớn trẻ 2-3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu người mẹ cứ để bé tự xúc cơm. Nếu
người mẹ cứ bón cho con ăn mãi, dần dần bé sẽ nhận thấy rằng bữa ăn đúng là một
cực hình đầy khó chịu, chẳng khác gì phải gội đầu hay uống thuốc. Hãy làm sao
để bé thấy rằng bữa ăn là niềm vui, là sự thích thú giống như bé đang chơi một
trò chơi vui vậy.
Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ
Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo
Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B,
Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét