CỦ NGHỆ
Từ ngàn xưa, người
Ấn Độ đã phát hiện ra công dụng không ngờ từ nghệ như bảo vệ gan, chữa viêm
loét dạ dày, phòng tránh ung thư nên nghệ hay được làm gia vị trong bữa ăn hàng
ngày.
Tuy nhiên đến nay, sau nhiều
năm nghiên cứu, các nhà khoa học trên
toàn thế giới đã
phát hiện ra nhiều tác dụng chữa bệnh của Curcumin – hoạt chất chính được chiết
xuất từ cây nghệ.
Đặc tính kháng viêm vượt trội
Đặc tính kháng viêm vượt trội
Tiêu diệt gốc tự do Nghiên cứu của Đại học Dược khoa Ấn Độ cho biết, curcumin có hoạt tính kháng sinh rất mạnh, kháng viêm vượt trội và khả năng tìm diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể.
Điều trị cơn đau: Curcumin sẽ ức chế tạo thành prostaglandin, chất có liên quan đến cơn đau do viêm gây ra. Cơ chế làm giảm cơn đau của nó tương tự như aspirin, ibuprofen, nhưng không mạnh bằng. Tuy nhiên, khi dùng với liều cao, curcumin sẽ kích thích tuyến thượng thận bài tiết cortisone, mà cortisone có hiệu lực rất mạnh để ức chế phản ứng viêm.
Hỗ trợ điều trị viêm khớp: Nghiên cứu của Đại học Y Dược Gandhi, dùng curcumin dạng uống cùng với cortisone acetate dạng tiêm điều trị cho chuột bị viêm khớp, sau 13 ngày thì tình trạng viêm sưng tại khớp đỡ hơn thấy rõ so với nhóm chuột đối chứng. Nghiên cứu báo cáo cho thấy, tác dụng của 1.200mg curcumin sẽ tương đương với một loại thuốc kháng viêm là phenylbutazone 300mg.
Bảo vệ gan: Theo kết quả nghiên cứu trên người và ngoài cơ thể
thuộc Đại học Tohoku (Nhật Bản) thì Curcumin phòng ngừa được những tổn thương
do carbon tetrachloride (CCl4) gây ra trên gan, thúc đẩy sự hình thành của các
enzyme giải độc gan, giúp tăng cường chức năng gan và hạ men gan.
Phát huy hoạt tính chống ung thư
Phát huy hoạt tính chống ung thư
Hoạt tính chống đột biến: nghiên cứu của Viện nghiên cứu dinh dưỡng quốc gia Ấn Độ, thử nghiệm hoạt tính chống đột biến của curcumin trên 16 người hút thuốc, trong 1 tháng, mỗi ngày dùng 1,5g củ nghệ. Kết quả cho thấy củ nghệ đã làm giảm chất gây đột biến trong nước tiểu của họ, do vậy cũng có thể là phương pháp dự phòng chứng ung thư bằng hóa học rất tốt.
Diệt tế bào ung thư do đa đích tác dụng: Curcumin ức chế sự sinh sôi và phát triển của tế bào khối u, do vậy phát huy tác dụng chống ung thư. Nhờ đó, curcumin đã ức chế sự tăng sinh và di căn của tế bào ung thư, đồng thời gây ra cái chết theo chương trình của tế bào ung thư, mà không ảnh hưởng đến tế bào lành.
Nhiều nghiên cứu trên tế bào ung thư gan người đã phát hiện thấy curcumin làm gián đoạn chu kỳ tế bào, có tác dụng độc tế bào (cytotoxic), chống sự tăng sinh và gây chết tế bào theo chương trình (apoptosis). Một nghiên cứu của Aggarwal B.B. và cs năm 2003 cho chuột nhắt dùng curcumin 100- 200 mcg/kg trong 20 ngày liền sau khi cấy tế bào ung thư gan vào dưới da thì thấy curcumin không ảnh hưởng đến sự phát triển của u tại nơi cấy, nhưng đã ức chế rõ rệt sự di căn vào gan.
Giảm độc tính hóa xạ trị: Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh Curcumin ức chế được hoạt tính của các yếu tố thúc đẩy viêm nên có thể chống được các triệu chứng do ung thư và hóa trị- xạ trị gây ra như đau do bệnh lý thần kinh, trầm cảm, mệt mỏi, giảm cảm giác ngon miệng, mất ngủ.
Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày –tá tràng
Ức chế vi khuẩn HP: Theo nhiều thống kê, Helicobacter pylori (HP) đã được tìm thấy trong 80% bệnh nhân có loét dạ dày, và 90% có loét tá tràng. Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh Curcumin ức chế sự phát triển của 65 chủng HP, trong đó có nhiều chủng đã kháng metronidazol.
Đó là do curcumin ức chế một số enzym đặc hiệu cho quá trình tổng hợp acid amin cần thiết cho vi khuẩn.
Giảm tiết dịch vị, làm lành vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày: Trên chuột cống gây loét dạ dày thực nghiệm, sử dụng curcumin với liều 20, 40 và 80 mg/kg, Tuorkey M. và Karolin K. (2009) nhận thấy curcumin đã là giảm đáng kể số lượng và chất lượng ổ loét, làm giảm tiết acid dịch vị và các yếu tố thúc đẩy quá trình viêm.
Trong một nghiên cứu lâm sàng giai đoạn II của các nhà khoa học Thái Lan tiến hành trên 45 bệnh nhân cho uống viên nang curcumin 300 mg, mỗi lần 2 viên, 5 lần trong 1 ngày. Kết quả cho thấy sau 4 tuần 48% không còn vết loét, sau 8 tuần là 72% và sau 12 tuần là 76%.
Nano Curcumin – thành tựu mới của các nhà khoa học Việt Nam
Trong y văn thế giới hiện nay, curcumin đã được coi như một phân tử tuyệt vời trong số các hợp chất thiên nhiên do có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh mạn tính, nan y.
Việt Nam cũng có nhiều vùng trồng nghệ sản lượng lớn, hàm lượng curcumin cao, nhưng yếu tố cản trở lớn nhất khi áp dụng trên người là curcumin rất ít tan trong nước, lại bị chuyển hóa nhanh trong gan nên chỉ 2-3% curcumin được hấp thu vào máu và phát huy hiệu quả. Nên nghệ chưa được dùng nhiều trong quá trình dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh, mà chỉ sử dụng theo kinh nghiệm dân gian.
Cho đến năm 2013, sau 8 năm nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ VN đã sản xuất thành công Nano Curcumin từ dịch chiết cây nghệ vàng trong nước, với kích thước tiểu phân từ 50-70nm, sinh khả dụng đạt 95%, tương đương chất lượng chế phẩm của Mỹ, đã đánh thức tiềm năng của cây nghệ vàng.
Bước đầu, nguồn nguyên liệu Nano Curcumin do viện sản xuất đã được thử nghiệm tại Trung tâm ung thư thực nghiệm, ĐH Quốc gia HN cho thấy Nano Curcumin xâm nhập tốt, tập trung nhiều quanh nhân và ức chế sự phát triển của cả 3 dòng tế bào dòng tế bào ung thư vú (MCF7), phổi (H1299) và đại trực tràng (HCT116) ngay tại nồng độ thấp.
Ngoài
ra, củ nghệ còn giúp trị đau răng và ngừa sâu răng, giảm đau bao tử, giúp tiêu
hoá và tạo cảm giác thèm ăn. Nhỏ nước nghệ đã đun sôi vào mũi giúp chữa đau đầu
và chứng mất ngủ.
Đặc biệt,
củ nghệ có thể dùng như một loại thuốc bổ cho sức khoẻ mà không hề có tác dụng
phụ. Pha 50mg nghệ vào một ly 200ml sữa và cho thêm một muỗng đường, bạn sẽ có
một ly nước uống thơm ngon và bổ dưỡng. Mỗi ngày uống một ly như thế trong một
thời gian dài giúp cơ thể kháng lại các bệnh thường thấy như hen suyễn, cảm. Đó
là bài thuốc do những người hành nghề thuốc Ayurvedic khuyên dùng.
Tuy
nhiên, không nên xem đây là thần dược, vì nó chỉ có tác dụng khi bạn uống đều đặn
và vừa phải trong một thời gian dài. Tốt nhất là bạn nên sử dụng điều độ, lâu
dài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét