BỆNH MÁU KHÓ ĐÔNG
Bệnh máu khó đông hay
còn gọi là bệnh Hemophilia, là bệnh rối loạn đông máu di truyền do giảm các yếu
tố đông máu VIII và IX. Bệnh thường gây đau đớn nên người bệnh máu khó đông rất
cần được quan tâm và chú ý đúng m
ức.
Biểu hiện của bệnh máu
khó đông
Xuất huyết thường xảy ra khi người bệnh máu khó đông bị
ngã, va đập, xây xát hay chấn thương. Hình thái xuất huyết thường thấy là những
mảng bầm tím dưới da, đám tụ máu trong cơ, chảy máu không cầm ở vị trí chấn
thương.
Triệu chứng thường gặp là chảy máu ở các khớp lớn như: khớp gối,
khuỷu tay, cổ chân, thậm chí chảy máu não. Khi phát hiện thấy những triệu chứng
trên, người bệnh cần đi khám tại các trung tâm hemophilia để được chẩn đoán sớm
bệnh và điều trị.
Nguyên nhân
Cơ chế gây ra bệnh là do sự thiếu hụt các yếu tố đông máu VIII
và IX, được chia làm 2 loại: Hemophilia A (thiếu yếu tố VIII), Hemophilia B
(thiếu yếu tố IX). Đây là bệnh lý di truyền theo gen lặn có liên quan đến
nhiễm sắc thể X, do đó người mắc bệnh phần lớn là nam giới, nguyên nhân chủ yếu
là do sự đột biến gen từ bố hoặc mẹ và các gen đột biến này có thể di truyền
cho thế hệ sau.
Cách phòng bệnh máu
khó đông
- Người bệnh cần tránh vận động mạnh để phòng nguy cơ bị ngã, va
đập, chấn thương dẫn đến chảy máu.
- Khi có hiện tượng chảy máu, cần vệ sinh sạch và băng bó vết
thương, băng ép vùng tổn thương.
- Nếu bị chảy máu nhiều lần, hệ thống cơ khớp bị phá huỷ, người
bệnh sẽ mắc thêm bệnh khớp mạn tính, cứng khớp và teo cơ. Cần điều trị định kỳ
ngay cả khi không chảy máu là một giải pháp tối ưu nhằm hạn chế những tác động
xấu của bệnh.
- Chăm sóc răng miệng cẩn thận, vì đó là những bộ phận rất dễ
chảy máu. Nên tránh ăn các thức ăn cứng, tránh đồ ăn có xương, vỏ, càng hay
vảy, nên tách những đồ cứng… trước khi cho người bệnh ăn cua, tôm, cá.
Cách điều trị bệnh máu khó đông
Bệnh máu khó đông là một rối loạn kéo dài suốt cuộc đời và phải phụ thuộc vào yếu tố đông máu thay thế. Hiện nay, với phương pháp điều trị tiên tiến và hiện đại, người bệnh có khả năng hy vọng vào một cuộc sống tương đối bình thường như những người bình thường khác.
Những người bệnh bị máu khó đông nên thường xuyên đi kiểm
tra sức khỏe. Khi bị bệnh không châm cứu, không tiêm bắp, không massage, ăn các
thức ăn cứng, có xương…
Gia đình có người bị
bệnh nên đến bác sĩ để được tư vấn về cơ chế di truyền, tránh kết hôn gần huyết
thống vì nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao.
Trong thực đơn ăn uống
hàng ngày bạn cũng phải hết sức chú ý, nên ăn khoai tây, bí ngô, rau cải, xà
lách…
Trong cuộc sống khi gặp
các va đập gây chảy máu cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý vết thương ngay,
nếu vết thương lớn và mất nhiều máu thì không nên tự băng bó ở nhà. Thuốc hỗ
trợ cho người bệnh máu khó đông cần được sự tư vấn của bác sĩ.
Ở thời điểm hiện tại,
hầu hết các bệnh viện lớn trên cả nước chưa có khoa riêng để điều trị bệnh máu
khó đông, do vậy khi có các biểu hiện chảy máu bất thường, người bệnh cần đến
Viện Huyết học – Truyền máu TƯ để được tư vấn, chẩn đoán, phát hiện chính xác
bệnh để đưa ra các phác đồ điều trị kịp thời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét